Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Các ký hiệu thường thấy ở trên bình nhớt có ý nghĩa gì?

Chọn nhớt phù hợp cho từng loại xe là việc rất quan trọng giúp xe hoạt động với hiệu suất cao nhất cũng như kéo dài tuổi thọ động cơ. Để chọn được loại nhớt phù hợp, bạn bắt buộc phải hiểu các chỉ số và tiêu chí trên chai nhớt. Chỉ số độ nhớt SAE, Phân cấp chất lượng API và Tiêu chuẩn kỹ thuật JASO cho nhớt xe máy là các thông số dầu nhớt cơ bản cần phải biết.

CHỈ SỐ ĐỘ NHỚT SAE:
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên nhãn các loại nhớt thường có các thông số như 10W30, 20W40… Đây là chỉ số cho chúng ta biết được độ nhớt, hay nói cách khác là độ đặc/loãng của nhớt.
Độ nhớt càng lớn sẽ tương ứng với độ đặc của nhớt càng cao, đồng nghĩa với việc nhớt sẽ chảy chậm qua các khe máy trong quá trình vận hành. Đối với các dòng xe số còn vận hành tốt, bạn nên sử dụng nhớt có độ nhớt 40 để hạn chế ma sát, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu. Với những loại xe số đã qua quá trình vận hành lâu dài ( khoảng > 40.000km) hoặc động cơ không còn vận hành tốt, bạn nên sử dụng nhớt có độ nhớt 50 để đảm bảo khả năng làm kín các chi tiết máy.
                                                   
SAE là tên gọi viết tắt của Hiệp Hội Kỹ Sư Ngành Ô tô (Society of Automotive Engineers) có trụ sở tại Mỹ. Tổ chức này đề ra tiêu chuẩn đánh giá phân loại dầu nhớt dựa vào độ nhớt.
Độ nhớt có đặc tính thay đổi theo nhiệt độ, nhiệt độ càng cao độ nhớt càng giảm, hay nói cách khác khi bị đun nóng dầu sẽ loãng ra.
Chúng ta thường thấy các thông số ví dụ như SAE 10W-40 chẳng hạn. Ý nghĩa các thông số số này như sau:
· Chữ “W” ở đây là viết tắt của chữ “Winter” (mùa đông).
· Theo tiêu chuẩn SAE J300 cho nhớt động cơ thì có 11 cấp độ bao gồm 6 cấp ở nhiệt độ thấp (mùa đông Winter) là 0w5w10w15w20w và 25w tương ứng với nhiệt độ thấp nhất mà nhớt còn bơm được lần lượt là -40, -35, -30, -25, -20, -15 độ C (trạng thái độ độ nhớt của tất cả các loại nhớt là bằng nhau và có giá trị rất cao). Ví dụ nhớt 25w thì nhiệt độ thấp nhất mà nhớt còn bơm lên được là -15 độ C.
· 5 cấp còn lại là 2030405060 tương ứng với độ nhớt động học tối thiểu ở 100 độ C lần lượt là 5.6,9.312.5,16.3,21.9 (Độ nhớt động học được đo qua thời gian để một thể tích chuẩn của dầu nhớt chảy qua một ống chuẩn ở một nhiệt độ chuẩn, thường là 40oC và 100oC. Đơn vị thường dùng là centiStokes cSt = mm2/s).
· Cấp nhớt phía trước chữ “W” thể hiện khả năng hỗ trợ vận hành của dầu nhớt ở điều kiện lạnh (khả năng chống đóng băng của dầu nhớt). Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, hầu như chúng ta chỉ cần quan tâm cấp nhớt phía sau chữ W, là chỉ số độ nhớt đo ở nhiệt độ 100oC – gần với nhiệt độ hoạt động của động cơ.
· Dầu nhớt có 2 ký hiệu độ nhớt như ví dụ phía trên là dầu nhớt đa cấp. Đặc điểm của dầu nhớt đa cấp là trong thành phần phụ gia có chứa phụ gia ổn định chỉ số độ nhớt. Phụ gia này là các hợp chất cao phân tử polymer sẽ bung ra khi nhiệt độ tăng để kềm chế sự giảm độ nhớt của dầu. Như ta có thể quan sát trên đồ thị bên dưới; đường màu đỏ thể hiện biến thiên độ nhớt của dầu 30, đường màu xanh thể hiện biến thiên độ nhớt của dầu 10, trong khoảng nhiệt độ từ -20oC đến 100oC. Dầu đa cấp 10W-30 có đường biểu diễn nằm giữa dầu 10 và dầu 30, nghĩa là có độ loãng như dầu 10 ở nhiệt độ -20oC và có độ đặc như dầu 30 ở 100oC.
                                            
CHỈ SỐ CẤP NHỚT API
API – Hiệp Hội Dầu Khí Hoa Kỳ (American Petroleum Institude), sự dụng một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đơn giản hơn để phân cấp chất lượng dầu nhớt. Chỉ số API cũng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
API được định nghĩa gồm 2 ký tự:
· Ký tự đầu tiên dùng để quy định loại nhiên liệu mà động cơ sử dụng. (C đối với trường hợp động cơ sử dụng dầu diesel hoặc S đối với trường hợp động cơ sử dụng xăng)
· Ký tự thứ hai đại diện cho cấp chất lượng của nhớt, được quy định theo thứ tự bảng chữ cái: A, B, C, D, E….M, N. Càng về sau trong bảng chữ cái thì cấp chất lượng nhớt càng cao.
· Cấp API cao nhất tại thời điểm hiện tại đối với động cơ xăng là cấp SN, được ban hành vào tháng 10 năm 2010
· Lưu ý là từ cấp SM trở đi, các test đều được mô phỏng thử nghiệm trên động cơ xe ô tô chứ không thực nghiệm cho xe máy, nên có thể nói cấp API cao nhất đổi với xe máy là cấp SL. Các cấp SM, SN tuy mới hơn nhưng không được thực nghiệm tối ưu cho xe máy và xe động cơ Xăng.
                                            
                                                   
                                          

Một loại nhớt có API càng cao thì độ biến đổi độ nhớt theo nhiệt độ càng thấp, cùng với đó là khả năng trung hòa cặn bẩn của nhớt cũng tốt hơn. Vì vậy, sử dụng những loại nhớt có API cao sẽ giúp xe bạn được bôi trơn và bảo vệ tốt hơn.
VD: một loại nhớt có độ nhớt (độ đặc) là 50 nhưng có API thấp thì khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, loại nhớt này chỉ còn lại độ nhớt 10. Trong khi một loại nhớt khác có độ nhớt (độ đặc) là 40 nhưng lại có API cao, khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, loại nhớt này vẫn duy trì được độ nhớt 20-25.
CHỈ SỐ JASO
Nhật Bản sử dụng một hệ tiêu chuẩn riêng do Hiệp Hội Tiêu Chuẩn Ôtô Nhật Bản (Japanese Automotive Standards Organization) phát hành, được phân cấp dựa theo hệ số ma sát, gồm các loại sau:
– JASO MA và JASO MA2: nhớt dành cho các loại xe số 4 thì.
– JASO MB: dành cho các loại xe tay ga.
– JASO FC và JASO FD: dành cho xe số 2 thì.
                                            
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHI TIẾT:
Ngoài các chỉ số phân cấp chất lượng như đã nêu ở trên. Trên bao bì chai nhớt còn ghi rõ các thông số kỹ thuật của dầu nhớt. Đây là các thông số kỹ thuật chuyên ngành và là cơ sở để phân loại dầu nhớt thành các cấp chất lượng như đã nêu ở trên.
Ý nghĩa một số thông số kỹ thuật chính của dầu nhớt như sau:
– Màu sắc – mô tả cảm quan màu sắc dầu nhớt, quan sát bằng mắt thường
– Tỷ trọng riêng đo ở 20 oC (Density), chỉ độ nặng so với so với nước.
– Độ nhớt động học đo ở 40oC (Vicosity), tính bằng đơn vị cSt, đo bằng phương pháp kiểm ASTM D455.
                                                      
– Chỉ số thay đổi độ nhớt (Viscosity Index), chỉ sự thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ. Chỉ số càng cao thì độ nhớt càng ít thay đổi theo nhiệt độ: độ nhớt giảm chậm hơn khi nhiệt độ tăng và tăng chậm hơn khi nhiệt độ giảm
– Nhiệt độ đông đặc của nhớt (Pour Point), chỉ nhiệt độ mà dầu nhớt bắt đầu đông đặc (đóng rắn), chỉ số này cho biết điều kiện nhệt độ tối thiểu để dầu nhớt có thể vận hành.
– Nhiệt độ chớp cháy cốc hở (Flash Point), chỉ nhiệt độ dầu nhớt bắt đầu cháy, chỉ số này cho biết khả năng vận hành của dầu nhớt ở nhiệt độ cao. Nếu nhiệt độ này quá thấp thì nhớt dễ bị bốc cháy, sinh ra nhiều cặn và có thể gây kẹt động cơ. Nhớt cháy cũng gây nên tình trạng thiếu nhớt trong động cơ
– Trị số kiềm tổng (Total Base Number, TBN): Trong xăng, dầu diesel có lưu huỳnh, do đó khi cháy sẽ sinh ra axit gây ăn mòn và rỉ sét động cơ. Do đó các loại dầu nhớt được bổ sung kềm để trung hòa lượng axit này để tránh gây hại cho động cơ. Thông thường thì nhớt dành cho động cơ xăng có TBN > 6, nhớt dành cho động cơ diezen có TBN > 8 (mg KOH/kg).
Theo : otosaigon.com
Mọi chi tiết xin gửi về
CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM
Hotline: 0913.92.75.79 ( Mr Cường )
Biên soạn : 0911.140.141 (Mr Lân )
Tel: 08.62.864.999 - 0913.92.75.79

0 nhận xét:

Đăng nhận xét